1. ĐẶC ĐIỂM CỦA DA BẠN

Nếu bảng câu hỏi chỉ ra da bạn là DSPT, bạn có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề về da. Da của bạn có khuynh hướng bị chàm, khô da, trứng cá, tróc vảy, đỏ da, ngứa và trứng cá đỏ. DSPT cảm thấy không thể tự kiểm soát được tình trạng da khô và nhạy cảm của mình.

Mặc dù các vấn đề như: đỏ da, khô da và tróc vảy da cần sản phẩm dưỡng ẩm, nhưng sự nhạy cảm của da bạn phản ứng với quá nhiều thành phần nên bạn gặp khó khăn trong việc tìm sản phẩm phù hợp. Hương liệu trong các sản phẩm chăm sóc da, chất tẩy rửa trong xà bông, vải xù xì, thời tiết có gió mạnh có thể gây ra nhiều vấn đề. Chất dưỡng ẩm nặng có thể gây ra trứng cá. Nguy cơ bị ung thư tế bào không sắc tố da có thể thấp hơn so với các loại da khác, nhưng tốt nhất bạn vẫn nên kiểm tra thường xuyên.

Rối Loạn Hàng Rào Bảo Vệ Da

Loại da khô, nhạy cảm thường bị rối loạn hàng rào bảo vệ da. Những tế bào giúp duy trì sự toàn vẹn của da bị phá hủy do nhiều nguyên nhân, bao gồm: dị ứng, các sản phẩm và thành phần gây kích thích, điều kiện môi trường như sự hanh khô và không khí lạnh. Từ đó hàng rào không giữ được nước bên trong nên da bị thiếu nước. Mặt khác, nó không ngăn được các thành phần gây dị ứng từ bên ngoài và khi những thành phần này xâm nhập vào trong da, chúng sẽ gây ra hiện tượng viêm.

Tình trạng da khô, kích thích, đỏ và ngứa làm bạn muốn gãi, và gãi lại làm hàng rào da hư tổn thêm. Vì da bạn thuộc loại da nhiễm sắc tố, nên những vùng da hay bị kích thích (như phía sau đầu gối và mặt trong khuỷu tay) thường bị sạm đi. Những việc như gãi, cắt và cạo vào da còn tệ hại hơn: chúng có thể gây ra những vết đen tại vùng bị tổn thương, vì nồng độ cao của sắc tố da sẽ phản ứng với tình trạng viêm gây ra vết thâm đen. Tổn thương hàng rào da → ngứa → gãi → tổn thương thêm hàng rào da: đó là vòng xoắn bệnh lý của bạn.

2. DSPT VÀ CHÀM


Nhiều người bị chàm, hay còn được gọi là bệnh viêm da cơ địa, một thể nặng của khô da có khuynh hướng tái phát tại cùng một vị trí (như phía sau đầu gối, trên cổ tay, ụ đầu xương bàn tay, cổ chân và khuỷu tay). Lúc đầu nó là đám da bị ngứa, sau đó trở nên đỏ và viêm. Sự cào xước tại vị trí đó có thể làm da bị rách và nhiễm trùng. Ở loại da DSPT và DSPW, da ở những vùng bị thương sẽ đen lại và có thể mất nhiều tháng mới trở lại màu da tự nhiên. Chàm là kết quả từ sự kết hợp của hai yếu tố: khô và nhạy cảm, và đôi khi là do dị ứng. Dị ứng có thể gồm cả dị ứng trực tiếp với những chất tiếp xúc với da và dị ứng xuất phát từ bên trong cơ thể với thức ăn, hít phải chất gây dị ứng… rồi biểu hiện ra ngoài da.

Tôi có bị chàm?

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, bạn có thể bị chàm:

• Ngứa tại bất kỳ chỗ nào ở mặt hoặc trên cơ thể

• Thấy kích thích và muốn gãi thường xuyên ở sau đầu gối, cổ tay, cổ chân, khuỷu tay.

• Những vùng ngứa trở thành những đám đen hoặc đỏ, vẫn còn sau khi hết ngứa

• Vết nứt rạn trên những vùng da đỏ và khô, đặc biệt tại vị trí khớp

• Ngứa và đỏ da có xu hướng tái phát tại cùng một vị trí trên cơ thể

• Ngứa, đỏ và tróc vảy ở sau tai

• Tiền sử bản thân hoặc gia đình bị dị ứng hoặc hen

Một điều rất quan trọng là không được gãi khi bạn thấy ngứa vì gãi khiến hàng rào bảo vệ da bị phá hủy nặng hơn. Thay vào đó, bạn nên tìm những sản phẩm để làm dịu tổn thương do chàm gây ra.

Thiên hướng bị chàm? 

Chàm là một loại bệnh di truyền hay gặp ở những người có tiền sử bản thân hoặc gia đình bị hen hay dị ứng. Chàm thường bắt đầu xảy ra trong những năm đầu đời và đối với hầu hết mọi người, nó phát triển đến lúc 5 tuổi. May mắn là qua tuổi này, khi lớn hơn, nhiều người chỉ bị quấy rầy bởi vấn đề khô da thông thường. Những người trưởng thành bị viêm da cơ địa thường là do có làn da quá nhạy cảm.

Những nghiên cứu gần đây phát hiện ra trẻ bú sữa mẹ có tỉ lệ bệnh viêm da cơ địa thấp hơn, vì trẻ bú sữa mẹ không tiếp xúc với những chất gây dị ứng phổ biến có trong thức ăn hàng ngày và đậu nành trước khi hệ thống miễn dịch phát triển. Điều thú vị là một nghiên cứu khác chỉ ra rằng những đứa trẻ bú sữa mẹ và người mẹ không ăn những thức ăn gây dị ứng thông thường (như trứng, cá, lạc, đậu nành) có tỷ lệ chàm thấp hơn những đứa trẻ bú sữa mẹ mà mẹ chúng ăn những thức ăn đó.

Chìa khóa giải quyết cả khô da và chàm là:

• Làm dịu viêm

• Phục hồi lại hàng rào bảo vệ da

• Tăng tính giữ nước của da

Dù không thể chữa khỏi được chàm, nhưng có thể kiềm chế được nó. Một điều quan trọng là tránh phơi nắng và dùng các sản phẩm chăm sóc da có tác dụng tăng cường hàng rào bảo vệ da. Những sản phẩm bạn chọn lựa nên chứa những thành phần giúp tăng tính giữ nước của da, phục hồi hàng rào da từ đó giúp da giữ nước tốt hơn.

3. DSPT VÀ MÔI TRƯỜNG

Những vấn đề mà loại da DSPT phải chịu đựng cũng thay đổi theo mùa, vì làn da khô, nhạy cảm dễ bị tấn công bởi điều kiện thời tiết. Thật khó để nói mùa nào là tốt nhất cho loại da khô, nhiễm sắc tố. Mùa hè, phơi nắng có thể làm đen hơn những vết đen.Vì thế chống nắng và sản phẩm làm sáng da thường rất cần thiết. Khi nhiệt độ thấp xuống, cái lạnh giá mùa đông và khí hậu khô sẽ làm tăng tính khô và nhạy cảm của da. Quần áo dày mùa đông làm từ vải sần sùi như len khi cọ sát vào da có thể khiến tình trạng khô da và nhạy cảm da nặng hơn. Đối với DSPT, thời tiết lý tưởng là mát mẻ và ẩm.

4. BIỂU HIỆN TRÊN DA BẠN

Với loại da DSPT, bạn có thể trải qua những điều sau:

• Chàm (viêm da cơ địa)

• Vảy da

• Những đám da sần sùi, dày

• Ngứa

• Khô da và sẽ nặng hơn trong mùa đông hoặc khí hậu khô

• Nhạy cảm với hương liệu có thể làm da nổi ban đỏ

• Khô da do chất tẩy rửa, tạo ra “bàn tay người giặt xà phòng” (bàn tay khô, có vảy)

• Những đám đen tại vị trí viêm hoặc sau chấn thương (cắt, cứa,…)

• Những đám đen tại vị trí phơi nắng

• Mi mắt đen

• Những quầng thâm dưới mắt

Vì da bạn thuộc loại da căng nên không bị nhiều nếp nhăn khi về già, nhưng các vấn đề khác sẽ tệ hơn cùng tuổi tác. Năm tháng qua đi, da bạn sẽ càng khô hơn. So với lúc trẻ, lúc này mùa đông sẽ nhiều phiền toái hơn với bạn, nó sẽ gây ra đỏ da, tróc vảy và nứt nẻ. Ngoài 50 tuổi, bạn sẽ cần dùng dưỡng ẩm thường xuyên. Kem dưỡng ban đêm tác dụng mạnh sẽ tốt hơn cho những người DSPT có tuổi, tuy nhiên đừng mua các sản phẩm đắt tiền chứa các thành phần chống lão hóa mà bạn không cần. Phụ nữ đến thời kỳ mãn kinh, vấn đề nám má và những vết đen sẽ cải thiện do nồng độ nội tiết estrogen sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, nồng độ estrogen giảm lại góp phần làm khô da. Ở tuổi 80, 90, hệ thống miễn dịch yếu đi, bất kỳ tình trạng nào liên quan đến dị ứng hoặc sự tự miễn dịch sẽ được cải thiện.

5. CHỦNG TỘC VÀ LOẠI DA DSPT

Tỷ lệ những người DSPT châu Á bị chàm và nám má cao hơn, nhưng họ ít bị nếp nhăn và ung thư da hơn so với người da trắng. Do đó các dòng sản phẩm châu Á chủ yếu tập trung điều trị vấn đề khô da và nhiễm sắc tố. Da người châu Á có sự khác nhau nhiều về sinh học, nên họ có phản ứng khác nhau với sản phẩm nhiều hơn so người da trắng và người da đen.

Ví dụ, vài nghiên cứu chỉ ra rằng da người Nhật Bản có phản ứng nhiều hơn với chất tẩy rửa. Điều này giải thích tại sao nhiều người châu Á thích các dầu rửa mặt. Những chất tẩy rửa (hầu hết có trong sữa rửa mặt, dầu gội đầu, xà bông rửa mặt và rửa toàn thân, xà phòng và các sản phẩm rửa bát) làm khô da nên loại da khô, nhạy cảm cần tránh chúng. Do vậy, những người châu Á thuộc loại da này đặc biệt nên tránh các sản phẩm xà bông, dầu gội đầu, sữa rửa mặt tạo bọt mạnh. Nên dùng những sản phẩm dịu hơn, rửa sạch, sau đó bôi sản phẩm dưỡng ẩm. Đeo găng tay cao su khi sử dụng các sản phẩm rửa. Mặc dù các sản phẩm chăm sóc da chứa hydroquinone giúp làm mờ những vết đen, vài người châu Á thuộc loại da khô, nhạy cảm có tiền sử bệnh mô xám nâu (bệnh thiếu enzyme di truyền) nên tránh dùng vì họ có thể phát triển những đám đen đặc trưng khi dùng hydroquinone. Thay vào đó, người DSPT châu Á có thể dùng các loại lột da không chứa hydroquinone. Baumann khuyên bạn nên tìm phương pháp điều trị nhẹ nhàng vì nó sẽ tốt hơn các phương pháp mạnh, đó phải là một tiến trình từ từ để đảm bảo da của bạn không bị kích thích.

6. DƯỠNG ẨM

DSPT, Baumann có một thông điệp dành cho bạn: Tăng khả năng giữ nước của da, tăng khả năng giữ nước của da…

Sản phẩm dưỡng ẩm chứa chống nắng (SPF) cùng các thành phần có ích đơn giản như dầu từ cây mỡ (shea butter), dầu ca cao (cocoa butter), dầu ôliu (olive oil), dầu jojoba là tốt nhất cho bạn.

Sản phẩm chăm sóc da của bạn nên chứa ceramide, acid béo và cholesterol hoặc kích thích da sản xuất ba lipid đó. Ba loại lipid này rất cần để tạo ra một hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh. Bạn phải bôi sản phẩm dưỡng ẩm ít nhất 2 lần/ ngày. Chú ý rằng: ít nhất. Trong trường hợp của bạn, nhiều hơn sẽ tốt hơn. Bạn nên sử dụng cả sản phẩm chống nắng và dưỡng ẩm vì chỉ nguyên sản phẩm chống nắng sẽ không có đủ tác dụng dưỡng ẩm cho da. Kem dùng ban đêm có tác dụng mạnh sẽ tốt nhưng không nên chứa hương liệu vì chúng sẽ gây kích ứng và làm da bạn khô hơn. Thận trọng với loại kem đắt tiền có hương thơm. Nên dùng sản phẩm chống nắng hàng ngày vì hai lý do: thứ nhất vì ánh nắng phá hủy hàng rào da, thứ hai vì ánh nắng gây ra vết đen. Thật không may, không có một liệu trình điều trị da liễu nào ở các bệnh viện và trung tâm thẩm mỹ giúp cải thiện được hàng rào da.

Lưu ý của Baumann: Với bạn, dưỡng ẩm thường xuyên, ngày bốn lần không phải là quá nhiều. Bôi sản phẩm dưỡng ẩm ngay sau khi tắm, rửa bát hoặc khi mặt bạn tiếp xúc với các yếu tố khác. Mỗi lần thay quần áo, hãy dùng sản phẩm dưỡng ẩm. Với da của bạn, dưỡng ẩm không bao giờ là đủ.

7. CHĂM SÓC DA HÀNG NGÀY

Mục đích của chế độ chăm sóc da hàng ngày là làm cho hàng rào bảo vệ da khỏe hơn để giúp da giữ ẩm (làm da bớt khô), ngăn những chất kích thích và chất gây dị ứng (làm da bớt nhạy cảm). Để hoàn thành các mục tiêu này, bạn nên sử dụng các sản phẩm chứa các thành phần giúp khôi phục hàng rào bảo vệ da. Việc đó cũng giúp phòng viêm (nguyên nhân gây ra những đốm đen). Hơn nữa chế độ chăm sóc da hàng ngày cũng giúp phòng và điều trị trứng cá.

Một số người thuộc loại da này bị trứng cá. Baumann cũng sẽ cung cấp phương pháp điều trị trứng cá. Các sản phẩm được ghi: “dành cho da nhạy cảm” chính là dành cho loại da khô, nhạy cảm. Baumann sẽ hướng bạn đến các sản phẩm giúp bạn có màu sắc da cân bằng cũng như tăng tính giữ nước cho da, phục hồi hàng rào bảo vệ da và giảm tính nhạy cảm của da.

* Chăm Sóc Da Buổi Sáng

– Bước 1: Rửa mặt bằng sửa rửa mặt.

– Bước 2: Xịt nước xịt khoáng.

– Bước 3: Bôi kem mắt (không bắt buộc).

– Bước 4: Bôi sản phẩm làm sáng da lên vết đen (không bắt buộc).

– Bước 5: Bôi sản phẩm dưỡng ẩm.

– Bước 6: Bôi sản phẩm chống nắng.

– Bước 7: Bôi kem nền (không bắt buộc.

Buổi sáng rửa mặt bằng sữa rửa mặt, sau đó xịt nước xịt khoáng. Sử dụng kem mắt nếu muốn. Trong trường hợp này, kem mắt, sản phẩm làm sáng da và chất dưỡng ẩm cần được chuẩn bị trước, bạn nên dùng khi mặt vẫn còn ướt nước xịt khoáng. Tất cả các sản phẩm này được chuẩn bị để sẵn sàng bôi ngay khi da mặt chưa khô. Nếu nước bốc hơi hết trước khi bôi dưỡng ẩm sẽ làm khô da bạn, hoàn toàn phản tác dụng. Chỉ nên bôi sản phẩm làm sáng da trực tiếp lên những vết đen (không bôi lên toàn mặt). Sau đó bôi sản phẩm dưỡng ẩm, chống nắng và cuối cùng là kem nền (nếu bạn muốn).

* Chăm Sóc Da Buổi Tối

– Bước 1: Rửa mặt bằng sửa rửa mặt

– Bước 2: Xịt nước xịt khoáng.

– Bước 3: Bôi kem mắt (không bắt buộc).

– Bước 4: Bôi sản phẩm làm sáng da lên vết đen (không bắt buộc).

– Bước 5: Bôi sản phẩm dưỡng ẩm.

Buổi tối, rửa mặt bằng sữa rửa mặt, xịt nước xịt khoáng, bôi kem mắt và sản phẩm làm sáng da nếu cần. Cuối cùng bôi sản phẩm dưỡng ẩm. Mặc dù bạn có thể chưa bao giờ nghe về việc xịt mặt bằng nước xịt khoáng trước khi bôi dưỡng ẩm, nhưng đó là một bí mật tuyệt vời làm tăng độ giữ nước cho da bạn.

Sữa rửa mặt

Rửa mặt và dưỡng ẩm là hai phần quan trọng nhất trong chế độ chăm sóc da của bạn. Sử dụng sai sữa rửa mặt có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của da cho dù bạn làm đúng mọi thứ khác. Sữa rửa mặt chứa các chất tẩy rửa (sinh ra nhiều bọt) sẽ làm mất đi những lipid cần thiết trên da khiến da khô hơn và tăng độ nhạy cảm của da. DSPT không nên dùng xà bông, dầu gội đầu, chất dưỡng ẩm, hoặc sản phẩm dưỡng tóc mà bạn chưa tự đánh giá và chọn lọc để đảm bảo nó không chứa các thành phần gây kích thích.

Bạn có biết rằng bạn có thể rửa mặt với dầu? Nó rất phổ biến ở châu Á vì quá nhiều người có da khô. Nếu bạn có trứng cá, thì dầu không dành cho bạn, nhưng nếu bạn da khô và có vảy thì đó là cách tuyệt vời để dưỡng ẩm.

Nước xịt khoáng

DSPT không nên dùng toner vì nó thường chứa các thành phần làm khô, lấy đi các lipid của da. Da bạn cần tất cả lipid mà nó có. Hãy thay thế toner bằng nước xịt khoáng. Xịt nó lên mặt ngay trước khi bôi kem mắt và sản phẩm dưỡng ẩm. Sản phẩm dưỡng ẩm và kem mắt sẽ giúp giữ nước lại, biến da thành một kho chứa và kéo nước vào bên trong da. Điều này đặc biệt tốt trong môi trường khô như mùa đông, vùng nhiều gió hoặc trong máy bay.

Nước xịt khoáng được lấy từ các nguồn nước khoáng tinh khiết. Nó không chứa các chất hóa học như Clo thường được cho vào nước máy chúng ta vẫn dùng để giữ nước không bị tảo và các vi sinh vật khác. Các thành phần của nước xịt khoáng khác nhau tùy theo nguồn nước.

Số người thuộc loại da DSPT bị trứng cá rất ít. Học cách giữ nước cho da thích hợp sẽ giúp cải thiện vấn đề trứng cá. Theo những nghiên cứu gần đây, các nhà da liễu cho rằng, trong việc làm trứng cá biến mất thì các sản phẩm rửa giúp tăng tính giữ nước của da tốt hơn các sản phẩm làm khô da. Nếu vấn đề về trứng cá không được cải thiện, bạn có thể bổ sung kem retinol không theo đơn, sau đó bôi sản phẩm dưỡng ẩm trong chế độ chăm sóc da ban đêm. Trong hầu hết các trường hợp, như vậy là đủ để làm sạch da bạn. Nếu vẫn không được, hãy gặp bác sĩ da liễu.

Điều trị những vết đen

Bất kỳ sản phẩm dị ứng nào đều có thể gây viêm, từ đó sẽ dẫn đến những vết đen. Khi những vết đen xuất hiện, hãy sử dụng kem làm sáng da.

Sản phẩm dưỡng ẩm

Bạn cần dưỡng ẩm thường xuyên, ít nhất 3 lần/ngày. Lý tưởng là buổi sáng sau khi rửa mặt, lặp lại vào buổi chiều muộn hoặc đầu buổi tối, và trước lúc đi ngủ. Nếu bạn có da rất khô, hãy dùng dạng kem (cream). Nếu bạn có da khô nhẹ, hãy dùng lotion. Tránh dùng gel vì gel tốt hơn cho loại da dầu.

Đảm bảo hàng ngày bạn dùng sản phẩm có chỉ số SPF tối thiểu là 15. Bạn có thể dùng một sản phẩm duy nhất như kem dưỡng ẩm chứa SPF, hoặc kết hợp cùng lúc nhiều sản phẩm như dưỡng ẩm và kem nền chứa SPF.

Tẩy tế bào chết

Một nguyên tắc là người DSPT không nên lột da trừ khi bác sĩ da liễu khuyên làm điều đó. Nhiều bệnh nhân DSPT lột da quá nhiều dẫn đến bị đỏ da, các vết bầm tím đỏ li ti và rối loạn sắc tố da do viêm. Hãy tập trung vào việc dưỡng ẩm.

Chống nắng cho da bạn

Để phòng những vết đen và khô da, hãy dùng sản phẩm chống nắng đều đặn. Các sản phẩm chống nắng có thể gây đỏ da hoặc kích thích, và mọi người phản ứng rất khác nhau với các thành phần, nên có thể bạn phải thử vài sản phẩm mới tìm ra một loại phù hợp với mình. Đảm bảo sử dụng kết hợp hàng ngày sản phẩm dưỡng ẩm, chống nắng và kem nền cung cấp SPF tối thiểu là 15.

Trang điểm

DSPT thường bị kích thích với các thành phần trong sản phẩm trang điểm, nhưng có thể họ không nhận ra rằng mỹ phẩm là nguồn gốc của vấn đề. Những người DSPT châu Á có khuynh hướng bị đen da do phản ứng với mỹ phẩm. Các chuyên gia tin rằng vấn đề này (còn được gọi là rối loạn sắc tố do viêm da tiếp xúc) gây ra bởi một lượng rất nhỏ các chất gây dị ứng tiếp xúc với da họ hàng ngày. Phấn mắt và phấn má hồng là thủ phạm thường gặp. Nếu bạn có xu hướng bị đen da vùng mí mắt, dưới mắt hoặc ở má, hãy cân nhắc việc bỏ những sản phẩm trang điểm chứa các thành phần trong mục “các thành phần cần tránh” đã liệt kê ở trên. Bạn cũng có thể thấy sản phẩm tẩy trang mắt làm mí mắt bị kích ứng dẫn đến đỏ và sau đó chuyển thành màu đen. Chọn các kem nền chứa dầu và tránh những sản phẩm ghi không dầu (oil- free). Vì da khô, bạn không nên dùng phấn phủ. Nếu da bạn rất khô, sử dụng phấn mắt và má hồng dạng kem.

8. CHỌN MUA SẢN PHẨM
Với da nhạy cảm, bạn cần đọc nhãn sản phẩm tỉ mỉ để tránh những thành phần làm vấn đề khô da và nhiễm sắc tố nặng thêm. Hãy tìm những thành phần phòng và cải thiện những vết đen, tăng khả năng giữ nước cho da và phòng viêm.

THÀNH PHẦN CHĂM SÓC DA:

Cocos nucifera (coconut bark extract).
Niacinamide.
Pycnogenol ( a pine extract), khi bạn không có trứng cá.
Soy, đã khử thành phần estrogen.

Các thành phần cản thiện vết đen:

Arbutin.
Bearberry extract
Cucumber extract
Hydroquinone
Mulberry extract
Glycyrhiza glabra (liorice extract)

Các thành phần chống viêm:

Aloe vera
Chamomile
Colloidal oatmeal
Cucumber
Dexpanthenol (provitamin B5)
Epilobium angustifolium
Trifolium pretense
Feverfew
Licochalone
Perilla leaf extract
Pycnogenol (a pine bark extract)
Red algae
Thyme (willow herb)
Evening primrose oil (red clover)

Các thành phần giúp da giữ nước:

Borage seed oil
Castor oil
Ceramide
Cholesterol
Cocoa butter (tránh nếu bạn có mụn trứng cá)
Pumkin seed oil
Safflower oil
Shea butter (provitamin B5)
Dimethicome
Evening primrose oil
Glycerin
Olive oil
Jojoba oil
Colloidal oatmeal
Dexpanthenol
Sunfilower oil

Thành phần cần tránh:

Là nhng cht ty ra gây khích thích:

Dimethyl dodecyl amido betaine sulfate.
Lauryl sulfates
Sodium dodecyl
Sodium lauren sulfate

Do làm tăng trứng cá hoặc đỏ da:

Cinnamon oil
Cocoa butter
Cocos butter
Cocos nicifera (coconut oil)
Isopropyl isotearate
Isopropyl myristate
Peppermint oil

Do vđề ca cht bo qun:

Benzalkonium chloride
Bronobol
Chlorhexidine
Chloroacetaminde
Chlorocresol
Chloroquinaldol
Diazolidinyl urea
Dibromodicyanobutane
Thimerosal
Triclosan
Formaldehyde
Glutaraldehyde
Imidazolidinyl urea
Kathon CG
Parabens
Phenylmercuric acetate
Quaternium-15
Sorbic acid (phenoxyethanol)
Dichlorophen
DMDM hydantoin

Do kích thích nhim sc t:

Achillea millefolium (yarrow)
Cananga odorata
Peppermint
Rose oil (Bulgarian)
Rosemary
Sandalwood
Tea tree oil
Lemon oil
Neroli (yalng-ylang)
Dandelion
Geranium
Jasmine
Lavender
Lemongrass

-10%
-39%
-39%
242.000
-39%
242.000
-10%
801.000
-10%
801.000
95.000